Tin thời tiết

Nam bộ ghi thêm kỉ lục về thời tiết nắng nóng vượt vượt ngưỡng lên cao nhất trong vòng 44 năm?

Liên tiếp trong mấy ngày gần đầy, mặc dù mưa đã rơi nhưng tình trạng nắng nóng vượt kỷ lục vẫn tiếp tục được ghi nhận ở nhiều nơi trên cả nước. Đáng chú ý, tại nhiều tỉnh thành Nam bộ nắng nóng vượt lịch sử tiếp tục được ghi nhận. Tình trạng này dự báo còn kéo dài đến khoảng ngày 15.5.

 

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, ngày 11.5, ở khu vực Nam bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến 35 - 37 độ C, có nơi trên 37 độ C như: Biên Hòa (Đồng Nai) 38,3 độ, Mộc Hóa (Long An) 38 độ C, Thủ Dầu Một (Bình Dương) 37,3 độ C…

Trong ngày 12 - 13.5, khu vực Nam bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35 - 37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Khu vực Trung bộ và Tây nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 35 độ C.

Nắng nóng có khả năng kéo dài đến khoảng ngày 15.5. Trong giai đoạn nửa cuối tháng 5, gió mùa Tây namcó xu hướng hoạt động mạnh dần nên mưa có khả năng gia tăng hơn ở khu vực Tây nguyên và Nam bộ; tình trạng khô hạn có xu hướng giảm dần.

 

Đáng chú ý, trong 10 ngày đầu tháng 5 mưa đã rơi ở nhiều nơi nhưng tình trạng nắng nóng, thậm chí mức nhiệt độ cao vượt mức kỉ lục vẫn tiếp tục ghi nhận trên phạm vi cả nước. Cụ thể có đến 17 kỷ lục nhiệt độ mới được ghi nhận. Đáng chú ý trong số này thuộc về các tỉnh thành Nam bộ và đặc biệt là khu vực ĐBSCL.

Đáng kể nhất như ngày 2.5, tại Cao Lãnh (Đồng Tháp) ghi nhận nhiệt độ cao kỉ lục là 38,5 độ C, vượt kỷ lục cũ đến 1,5 độ C được ghi nhận từ năm 1980 tức cách đây tới 44 năm.

Tương tự như tại Vĩnh Long cũng ghi nhận mức nhiệt độ 38,5 độ C, cao hơn kỷ lục cũ là 1,4 độ C ghi nhận trước đó 8 năm.

 

Ở Tây Ninh, nhiệt độ ngày 1.5 là 39,5 độ C cao hơn kỷ lục cũ là 1,5 độ C được ghi nhận cách đây 39 năm.

Trong giai đoạn từ nay đến ngày 10.6, nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm từ 0,5 - 1,5 độ C. Tổng lượng mưa tại khu vực Bắc bộ và bắc Trung bộ cao hơn so với trung bình nhiều năm từ 15 - 30%, khu vực trung Trung bộ, nam Trung bộ, Tây nguyên và Nam bộ tổng lượng mưa ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Trên phạm vi toàn quốc tiếp tục xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như mưa giông kèm theo lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Trên khu vực Biển Đông có khả năng xuất hiện các nhiễu động nhiệt đới trong khoảng cuối tháng 5, đầu tháng 6.