Tin tức

Nghỉ học ngang 1, 2, 4 năm có đi học lại đại học được không?

Nghỉ ngang đại học có được học lại không là chủ đề được nhiều sinh viên quan tâm trong trường hợp điều kiện học tập bị gián đoạn, có vấn đề. Thêm vào đó, sinh viên năm 1, năm 2 hay năm 4 sẽ có những quy định khác nhau về việc nghỉ ngang. Vậy để biết thêm thông tin về nghỉ ngang đại học cũng như sinh viên nghỉ ngang làm thế nào để đi học lại, hãy cùng theo dõi bài viết sau.

Nghỉ ngang ở đại học là gì?

Nghỉ ngang ở đại học là tình trạng sinh viên đang tham gia vào quá trình học tập theo quy định của cơ sở đào tạo đại học nhưng phải nghỉ ngang vì lý do cá nhân như bị bệnh, mang thai hay điều kiện học tập không cho phép,…

Nghỉ ngang đại học là tình trạng nghỉ học thời gian dài khi đang trong quá trình hoàn thành chương trình đại học

Thông thường, nghỉ ngang ở đại học chia thành 2 dạng bao gồm nghỉ ngang không có phép và nghỉ ngang có phép.

Nghỉ ngang không phép chính là sinh viên tự ý nghỉ học khi chưa có sự đồng ý của nhà trường. Khi sinh viên nghỉ ngang không phép hoặc tự ý bỏ học đại học, thì sinh viên đã vi phạm quy định của nhà trường và phải bị hình thức kỷ luật theo quy định của trường hành động này.

Nghỉ ngang có phép tức là hình thức nghỉ học theo dạng xin bảo lưu kết quả học tập. Nếu như chọn bảo lưu, sinh viên cần làm đơn và được sự cho phép của Ban giám hiệu trường học của mình. Đây là hình thức nghỉ học được sự cho phép của quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong một số trường hợp đặc biệt.

Nghỉ ngang đại học có được học lại không?

Nghỉ ngang đại học có được học lại không? Đây luôn là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của sinh viên trên toàn quốc. Đặc biệt, tuỳ vào thời điểm bạn nghỉ ngang và hình thức nghỉ ngang mà các quy định về trường hợp nghỉ ngang đại học cũng như đi học lại sẽ khác nhau.

Nghỉ học 1 năm có đi học đại học lại được không?

Khi điều kiện học tập cho phép và bắt buộc bạn phải nghỉ ngang đại học thì bạn phải nắm rõ các quy định về trường hợp nghỉ ngang cũng như cách đi học lại sau khi nghỉ ngang.

Vì nghỉ ngang đại học chia thành 2 loại nên bạn cần xét 2 trường hợp nghỉ học 1 năm có đi học đại học lại được không.

  • Nếu sinh viên nghỉ theo dạng bảo lưu kết quả học tập, thì sinh viên hoàn toàn có thể đi học lại sau 1 năm nghỉ ngang. Theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo, thời gian bảo lưu kết quả học tập tối đa là 2 năm. Ngoài ra, thời gian bảo lưu kết quả học tập của sinh viên không được quá 2 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá.
  • Nếu sinh viên nghỉ theo dạng nghỉ ngang không có phép, sinh viên phải thi đại học lại từ đầu thì mới có thể đi học trở lại. Bởi vì quy định sinh viên tự ý nghỉ học khi chưa có sự cho phép của nhà trường sẽ phải chịu xử lý theo quy chế của trường, trong đó có thể bị đuổi học.
Nghỉ học 1 năm có đi học đại học lại được không là câu hỏi của nhiều sinh viên đại học

Nghỉ học 2 năm có đi học lại được không?

Theo khoản 5 điều 2 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, thời gian đào tạo của chương trình đại học trung bình từ 3,5-6 năm nên thời gian bảo lưu tối đa là 2 năm. Vậy nên, trường hợp sinh viên nghỉ học 2 năm có đi học lại được không sẽ tương tự như trường hợp sinh viên đã nghỉ học, bảo lưu kết quả trong 1 năm.

Cụ thể là:

  • Nếu sinh viên nghỉ theo dạng bảo lưu kết quả học tập, sinh viên hoàn toàn có thể đi học lại sau 1 năm nghỉ ngang. Theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo, thời gian bảo lưu kết quả học tập tối đa là 2 năm. Ngoài ra, thời gian bảo lưu kết quả học tập của sinh viên không được quá 2 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá.
  • Trường hợp tự ý bỏ học đại học có sao không? Sinh viên tự ý bỏ học và nghỉ ngang không có phép, thì sinh viên phải bắt buộc phải thi đại học lại từ đầu thì mới có thể đi học trở lại. Theo quy định sinh viên tự ý nghỉ học không có sự cho phép của nhà trường sẽ bị kỹ luật, trong đó là bị đuổi học.

Nghỉ học 4 năm có đi học đại học lại được không?

Bên cạnh trường hợp sinh viên nghỉ đại học 1-2 năm có được đi học lại không, một số bạn muốn biết rằng liệu nghỉ học 4 năm có đi học đại học lại được không. Nếu muốn đi học lại phải làm gì?

Trong trường bạn là sinh viên có các khoá học từ 5-6 năm thì thời gian bảo lưu kết quả được quy định 6 học kỳ, tương đương với 3 năm. Điều này có nghĩa rằng dù bạn là sinh viên nghỉ ngang có phép hay không có phép thì bạn cũng không được tiếp tục đi học lại đại học tiếp nối ở chương trình đã học.

Nếu muốn học đại học sau khi đã nghỉ 4 năm, bạn cần tham gia kỳ thi đại học hằng năm và thực hiện các quy trình, hướng dẫn giống như thi đại học lần đầu.

Nói tóm lại, sinh viên nghỉ ngang đại học có được học lại không còn tùy thuộc vào rất nhiều vào quy định của mỗi trường. Trên đây là thông tin về những quy định chung trong giáo dục hệ đại học. Nếu như muốn tìm hiểu thông tin chi tiết và chính xác trong trường hợp của mình thì bạn nên liên hệ với phòng công tác sinh viên hoặc phòng đào tạo của trường đại học để giải đáp thắc mắc.

Có thể bạn chưa biết: Sinh viên được chuyển ngành trong khoảng thời gian nào thì tốt?

Có nên nghỉ ngang đại học không?

Sinh viên khi học đại học được tạo mọi điều kiện về học tập, rèn luyện cũng như các tác nhân khác có ảnh hưởng đến quá trình học. Trong đó, có các quy định về việc nghỉ ngang đại học.

Tuỳ vào trường hợp mà bạn có thể tự trả lời được câu hỏi nghỉ ngang đại học có được học lại không. Tuy nhiên, không phải vì được tạo điều kiện nghỉ học và được đi học lại sau quá trình bảo lưu mà bạn dễ dàng quyết định nghỉ ngang khi đang tham gia học đại học hay cao đẳng. Trong trường hợp này, bạn nên xét hai yếu tố:

Sinh viên nghỉ học không phép

Đối với sinh viên nghỉ học ngàng không có phép, bạn cần phải cân nhắc kỹ. Đây là hình thức tự ý nghỉ ngang mà chưa được sự cho phép của Ban giám hiệu nhà trường đại học. Nếu bạn nghỉ ngang không phép và muốn đi học lại, bạn cần phải thi lại từ đầu. Điều này rất mất thời gian và công sức ôn tập.

Sinh viên đại học không nên nghỉ học ngang khi chưa có sự đồng ý của nhà trường

Sinh viên nghỉ học có phép (bảo lưu kết quả học tập)

Thực tế, sinh viên nên nghỉ ngang khi đang học đại học trong một vài trường hợp nhất định. Đây cũng là một trong những quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo để tạo điều kiện học tập thuận lợi nhất cho sinh viên. Cụ thể là:

  • Sinh viên được điều động vào lực lượng vũ trang.
  • Sinh viên được cơ quan có thẩm quyền điều động, đại diện quốc gia tham dự các kỳ thi, giải đấu quốc tế.
  • Sinh viên bị ốm, thai sản hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
  • Vì lý do cá nhân khác nhưng đã phải học tối thiểu 1 học kỳ ở cơ sở đào tạo và không thuộc các trường hợp bị xem xét buộc thôi học hoặc xem xét kỷ luật.

Vậy nên, khi đã xác định chỉ muốn nghỉ học khoảng thời gian ngắn từ 1-2 năm rồi đi học lại, bạn nên làm đơn xin bảo lưu kết quả học tập. Cách này hiệu quả và an toàn, giúp sinh viên không mất nhiều thời gian khi đi học lai.

Xem thêm: Cách viết đơn xin nghỉ học chuẩn cho học sinh, sinh viên

Nghỉ ngang bảo lưu vào năm mấy đại học là tốt?

Trên thực tế, nghỉ ngang bảo lưu là trường hợp sinh viên nghỉ học tạm thời vì lý do đột xuất và không có kế hoạch. Tuy nhiên, một số trường hợp như sinh viên muốn tạm nghỉ học để đi quân sự, tham gia các kỳ thi hay giải đấu quốc tế đã có kế hoạch từ sớm thì sinh viên nên cân nhắc khoảng thời gian để bảo lưu kết quả. Điều này giúp các bạn sau khi quay trở lại học sẽ không bị mất kiến thức hay mất quyền lợi.

Tốt nhất là sinh viên nên nghỉ ngang theo trường hợp bảo lưu kết quả học tập vào năm 1 hoặc năm 2 đại học. Vì theo lộ trình học đại học, năm 1 và năm 2 là khoảng thời gian sinh viên tập trung học các môn cơ sở, năm 3 và năm 4 thì sinh viên sẽ bắt đầu tham gia học các môn chuyên ngành.

Trong khi đó, môn chuyên ngành là môn học quan trọng, cần nắm chắc kiến thức để sinh viên ra trường áp dụng vào công việc. Rất khó để bạn học một vào môn chuyên ngành, nghỉ học và tiếp tục học môn chuyên ngành tiếp.

Bên cạnh đó, chương trình học các môn cơ sở của năm 1 hay năm 2 đại học dễ hơn, bạn có thể dễ dàng tiếp thu lại kiến thức của năm 1 và năm 2 làm nền tảng tiếp tục học năm 3 và năm 4.

Nghỉ ngang để đi thi đấu nên nghỉ vào năm 1 và năm 2 là tốt nhất

Sinh viên nghỉ ngang muốn đi học lại phải làm gì?

Sau khi đã tìm hiểu về các trường hợp sinh viên nghỉ ngang đại học có được học lại không, chúng ta cùng đi đến giải đáp về vấn đề sinh viên muốn nhập học trở lại ở 2 đối tượng, bao gồm sinh viên nghỉ ngang có phép và nghỉ ngang không phép.

Nghỉ ngang có phép - bảo lưu kết quả học tập

Sinh viên nghỉ học nhưng có bảo lưu kết quả học tập sẽ được quay trở lại học tại trường tuỳ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Do đó, khi sinh viên muốn học tiếp, sinh viên cần viết đơn xin học tập trở lại sau khi bảo lưu kết quả.

Khi đó, sinh viên cần trở về trường đại học để trình diện và viết đơn nhập học sau khi bảo lưu kết quả học tập. Sau đó, bạn nộp đơn về Khoa và đợi phòng liên hệ sau khi trường cho quyết định sinh viên được phép nhập học trở lại. Sinh viên sẽ được trường bố trí lớp học phù hợp và bắt đầu đi học lại như bình thường.

Sinh viên nghỉ ngang bảo lưu phải viết đơn xin nhập học trở lại để được tiếp tục học đại học

Nghỉ ngang không phép

Nghỉ ngang không có phép khi đang học đại học tức là bạn sẽ phải chịu xử lý buộc thôi học theo quy định của trường. Vì vậy, quy trình đi học trở lại sẽ khác với đối tượng nghỉ ngang bảo lưu.

Theo quy định tại khoản 3 điều 15 quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, sinh viên muốn quay trở lại học thì phải tham gia dự tuyển đầu vào như những thí sinh thi đại học khác. Nếu như bạn đang trong trường hợp xem xét buộc thôi học hoặc xét xét kỷ luật thì sẽ được quyết định theo Ban giám hiệu nhà trường.

Bài viết trên là những thông tin về vấn đề “Nghỉ ngang đại học có được học lại không?”. Qua bài viết của Seoul Academy, hi vọng các bạn sẽ cập nhập thêm nhiều kiến thức và quy định về nghỉ ngang khi học đại học. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm cách để nhập học lại sau khi nghỉ học ngang đại học. Hãy theo dõi Seoul Academy để đọc thêm nhiều tin tức về đời sống, học tập và làm đẹp nhé! Seoul Academy luôn đồng hành cùng bạn!

Xem thêm: 26 tuổi có nên thi lại đại học không? Cần lưu ý những gì để thi đậu