Tin tức

TRUYỀN NƯỚC BIỂN THẢI ĐỘC – Dịch Vụ Y Tế Tại Nhà HCM

Truyền nước biển là gì?

Truyền nước hay còn gọi là truyền dịch-loại dung dịch hòa tan có chứa các chất khác nhau hoặc nước biển vô khuẩn. Truyền nước được thực hiện bằng cách tiêm truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch với khối lượng lớn. Có nhiều loại truyền dịch được sử dụng và phân chia thành 3 nhóm cơ bản sau:

  • Dịch truyền bù nước và cân bằng điện giải bao gồm một số loại như dung dịch natri clorid đẳng trương 0,9%, dung dịch Ringer lactat; dung dịch kali clorid 2%.
  • Dung dịch cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, như: dung dịch glucose đẳng trương 5%, glucose ưu trương 20% hoặc 30%; hỗn hợp các acid amin (như alvesin, moriamin), vitamin và muối khoáng (như vitaplex)…
  • Dung dịch thay thế huyết tương duy trì huyết áp, chống trụy tim mạch, như: huyết tương khô (plasma sec), dextran, subtosan.
  • Dung dịch chống toan, kiềm huyết, như: natri hydrocarbonat 1,4%.

Những lưu ý khi truyền nước

  • Một số trường hợp chống chỉ định với phương pháp bổ sung này, đó là người bị suy thận cấp, suy thận mãn, tăng kali huyết, ure huyết, suy tim, suy gan, viêm gan nặng, chấn thương sọ cấp,…
  • Người bị suy tim, khi được truyền dịch vào quá nhanh, tim không co bóp dẫn đên ứ nước trong phổi, làm phù phổi, suy tim, suy hô hấp, thậm chí tử vong.
  • Người có tiền sử suy thận, đặc biệt là thể thiểu niệu hay vô niệu, nếu truyền dịch vào quá nhanh, thận sẽ không thải nổi gây ứ nước trong cơ thể, gây phù,..
  • Người tập luyện choáng do chạy bộ, đổ mồ hôi, mất nhiều nước, truyền dịch có thể mất cả muối lẫn nước. Ngoài ra, lượng nước này khi đưa vào cơ thể dễ gây ngộ độc nước, phù não, nặng hơn có thể khiến bệnh nhân lên cơn co giật, thậm chí tử vong.
  • Đảm bảo chất lượng nước biển còn nhãn mác, còn hạn sử dụng,…Kiểm tra dây truyền, sát trùng nơi tiêm, không pha thêm thuốc khác vào dịch truyền.

Đối tượng cần truyền nước biển

Truyền dịch là một phương pháp hỗ trợ tối ưu trong điều trị một số trường hợp. Ví dụ như:

  • Những bệnh nhân thường xuyên sử dụng rượu bia ảnh hưởng tới gan, thận
  • Bệnh nặng, không thể ăn uống, chỉ có thể truyền dịch là biện pháp duy trì cung cấp chất dinh dưỡng.
  • Bệnh nhân mất nước cấp tính mà không thể bù bằng con đường uống như: người bị ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy cấp, nôn nhiều, người bị bỏng nặng, sốt cao, mất nước,..
  • Bệnh nhân ăn uống kém, suy kiệt, bệnh nhân không thể ăn sau những ngày đầu phẫu thuật ống tiêu hóa (cắt dạ dày, cắt đoạn ruột,..)
  • Người bệnh bị rối loạn về hệ thống tiêu hóa, không thể nạp thực phẩm qua đường ăn uống
  • Bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi nặng, bệnh lý ung thư, tăng huyết áp cấp cứu, suy tim,…
  • Người có bệnh lý nhiễm độc, truyền dịch để tăng cường đào thải độc.

Nguyên tắc truyền nước biển tại nhà

Để tránh những biến cố nguy hiểm xảy ra khi truyền nước nên tuyệt đối tuân thủ 9 nguyên tắc sau truyền nước biển tại nhà như sau:

  • Nước truyền và dụng cụ phải tuyệt đối vô khuẩn
  • Các bước kĩ thuật đúng quy trình, phải đảm bảo vô khuẩn đầu nối giữa hệ thống dây truyền và đốc kim
  • Chú ý áp lực dịch truyền phải cao hơn áp lực máu của người bệnh
  • Không để không khi xâm nhập vào tĩnh mạch
  • Tốc độ chảy hợp lý
  • Chú ý phát hiện sớm nếu có dấu hiệu sốc dịch và xử lý kịp thời
  • Suốt quá trình cần theo dõi chặt chẽ tình trạng người bệnh
  • Tiếp xúc giữ kim và da phải giữ vô khuẩn
  • Không để lưu kim quá 24h trong cùng một vị trí

Quy trình truyền nước biển tại nhà

  • Kiểm tra lại công tác chuẩn bị: địa điểm, dụng cụ, bệnh nhân, chai dung dịch. Thực hiện 3 kiểm tra, 5 đối chiếu, 5 đúng
  • Điều dưỡng rửa tay sạch bằng xà phòng, sau đó sát khuẩn tay bằng cồn, đi găng tay
  • Sát khuẩn nút chai, Pha thuốc vào chai nếu có chỉ định
  • Lắp quang treo vào chai dung dịch, đâm kim của dây truyền qua tâm của nút chai, khóa dây truyền lại, treo chai dung dịch lên giá cọc truyền
  • Mở nút thông khí cho dung dịch chảy qua dây truyền dịch đuối không khí trong dây truyền ra bằng cách: - Tay trái nâng nghiêng bầu nhỏ giọt, tay phải mở khóa dây truyền, khi dịch chảy được 1/3 bầu thì nhanh tay hạ thẳng bầu đếm giọt xuống để cho dịch chảy tiếp tục xuống đoạn dây dưới. Khi dịch chảy thông suốt đến đầu ambu thì cho dịch chảy ra khay quả đậu hoặc bát mạ kền, tránh không để chảy nhiều dịch - Khóa dây truyền - Lắp vỏ kim để tránh nhiễm khuẩn - Đặt nẹp, gối và tấm nilon dưới vùng truyền - Chọn tĩnh mạch để truyền dịch và buộc dây garo cách vị trí tiêm từ 3-5cm. - Sát khuẩn rộng và sạch vùng tiêm theo chiều xoáy ốc từ trong ra ngoài bằng cồn iod, sau đó sát khuẩn lại bằng cồn 70 độ, đặt gạc tam giác dưới nơi tiêm - Tay phải cầm đầu dây truyền có gắn kim, tay trái tháo vỏ kim tiêm - Tay phải đưa kim vão tĩnh mạch, mũi vát kim ngửa lên trên, chếch với mặt da 15-30 độ khi có máu phụt vào dây thì tháo dây garo mở khóa cho dịch chảy vào tĩnh mạch.

Vì sao cần phải truyền thải độc cho gan?

Sử dụng rượu bia thường xuyên sẽ gây tác hại cho cơ thể, gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là gây tổn thương gan,..Vì vậy, những đối tượng này nên truyền trải độc gan để cải thiện chức năng gan và các bộ phận khác.

Truyền thải độc gan được xem là biện pháp rất cần thiết trong những trường hợp bệnh nặng cần được cấp cứu. Trường hợp bệnh nhân nặng quá không thể thải độc qua đường uống thuốc. Khi truyền thải độc gan, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ căn cứ vào tình hình sức khỏe mỗi người sẽ sử dụng một loại dịch truyền khác nhau với liều lượng thay đổi phù hợp.

Hiện nay, chỉ cần có chỉ định của bác sĩ là bệnh nhân cần truyền thải độc cho gan ngay tại nhà mà không cần đến bệnh viện. Để giảm bớt nguy cơ tai biến có thể xảy ra bạn nên sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà uy tín.

Khách hàng có nhu cầu liên hệ đến Dịch vụ y tế Công Tâm, chúng tôi cam kết sẽ mang lại hiệu quả cho khách hàng. Dịch vụ chúng tôi bao gồm: khám bệnh tại nhà, truyền nước biển tại nhà, truyền dịch tại nhà, chăm sóc vết thương, truyền trắng tại nhà,…

Chúng tôi cam kết thực hành khám chữa bệnh với tinh thần tận tâm và thoải mái cho bạn và gia đình bằng cách đúng hẹn, đúng các hạng mục khám và đúng kết quả. Tuyệt đối không có tình trạng phát sinh thêm chi phí hoặc các gợi ý bồi dưỡng cho bác sĩ y tá điều dưỡng thăm khám.

Dịch vụ y tế Công Tâm chăm sóc người bênh như chăm sóc người nhà, chúng tôi sẽ không làm cho mọi người thất vọng, chúng tôi làm vì chữ tâm, hãy để chúng tôi có cơ hội được chăm sóc sức khỏe cho mọi người. Được chăm sóc cho mọi người tốt nhất là niềm vui và mục tiêu hàng đầu của chúng tôi

DỊCH VỤ Y TẾ CÔNG TÂM

Hotline: 093 133 71 42

Email : dichvuytetainhahcm@gmail.com

Địa Chỉ : CS1 : 288 Cách Mạng Tháng 8, Phường 10, Quận 3, Tp. HCM

CS2 : 37/19 Nguyễn Minh Hoàng, Phường 12, Quận Tân Bình, Tp. HCM