Tin tức

Ý tưởng – Yếu tố quan trọng nâng tầm giá trị tranh vẽ

1. Điều đầu tiên, người vẽ cần có thời gian trải nghiệm và việc làm này sẽ giúp bạn tích lũy được kinh nghiệm sau từng giờ, từng ngày. Từ sự thường xuyên đó, người vẽ sẽ hình thành cho bản thân những ý tưởng về nội dung, chủ đề, cách thức sắp xếp bố cục, phối màu và sáng tạo tư duy nghệ thuật riêng trong từng tác phẩm.

2. Hệ thống lại những ý tưởng theo từng nội dung, chủ đề để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp.

Chẳng hạn: Người vẽ thích chủ đề / phong cách thể hiện nào? Vẽ tranh chân dung, biếm họa, tranh tường hay tranh phong cảnh,… Ngoài ra, bạn cũng nên liệt kê những gì mà bản thân mình không thích để ý tưởng được tốt hơn từ đó bạn sẽ thu dần phạm vi lựa chọn của mình lại và việc làm này sẽ giúp bạn dễ dàng chọn lựa ý tưởng tốt nhất.

3. Triển khai những ý tưởng trong đầu xuống những trang giấy.

Chỉ có vậy mọi thứ mới rõ ràng chứ nếu để trong đầu, bạn sẽ luôn bị tràn ngập, chồng chéo thông tin, ý tưởng và mất nhiều thời gian để đăm chiêu, suy nghĩ. Bạn có thể vạch ra theo các cách triển khai thông thường như: theo mô hình xương cá, hình cây,… miễn sao nhìn vào bản giấy nháp, bạn dễ dàng thấy được hệ thống những ý tưởng và việc cần trong từng công đoạn để thể hiện tác phẩm. Vì bản chất của ý tường đôi khi mang tính tức thì, đến từ sự nhất thời nhưng nó lại có giá trị hết sức to lớn nên khi ra ngoài để vẽ, bạn nên mang theo bút viết, giấy nháp để có thể ghi lại những suy nghĩ, ý tưởng, tránh để lâu.

4. Ý tưởng từ đâu mà có? Câu trả lời là: ý tưởng ở xung quanh bạn đó.

Cuộc sống luôn ẩn chứa nhiều điều thú vị và luôn chờ con người khám phá, phát hiện. Ý tưởng đến từ cuộc sống bởi qua quá trình sinh hoạt, giao tiếp hằng ngày, bạn sẽ có thu về được cho mình những thông tin về mọi vấn đề. Về lâu dài, khi kinh nghiệm cuộc sống được tích lũy thì cũng là lúc để những ý tưởng được nảy sinh, chín muồi. Tuy nhiên, ý tưởng tốt, ý tưởng hay chỉ có được khi bạn tập cho bản thân thói quen tư duy, quan sát sự vật, hiện tượng của cuộc sống xung quanh hằng ngày và dành thời gian để ý tới nó thì thành quả sẽ tới với bạn.

5. Có thể kế thừa và sử dụng lại phần nào ý tưởng cũ để từ đó tư duy sáng tạo ra ý tưởng mới.

Bạn có thể lấy ý tưởng đã cũ, đã triển khai thực hiện làm nền tảng, chỗ dựa để phát triển một ý tưởng mới khi vẽ tranh.

6. Hỏi ý tưởng từ những người khác.

Việc tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn, cùng hoạt động trong cùng lĩnh vực sẽ giúp bạn tích lũy thêm nhiều ý tưởng, giúp bạn hình thành ý tưởng mang bản sắc cá nhân riêng mình.

7. Thường xuyên tìm hiểu, tiếp thu những nguồn thông tin về hội họa mỹ thuật trong và ngoài nước.

Bạn nên tìm hiểu các tác phẩm cũng như các danh họa nổi tiếng của VN và thế giới để học hỏi ở họ ý tưởng sáng tạo nghệ thuật. Việc làm này sẽ làm bạn có cái nhìn tổng quan và sẽ đưa ra những ý tưởng mang tính hợp thời, hợp với xu hướng thời đại.

8. Kết hợp trên nhiều chất liệu khác nhau để tạo sự hưng phấn và bứt phá khi thể hiện tác phẩm và để có thêm kinh nghiệm trong việc xây dựng những ý tưởng sau này.

Ban biên tập DoArt