Chúng ta đã nghe nhiều về công nghệ cảm biến vân tay trên điện thoại và máy tính bảng. Vậy thật sự công nghệ cảm biến vân tay là gì?
So với những cách mở khóa truyền thống thì cảm biến vân tay trên smartphone hay tablet quả thực là một công cụ giúp người dùng sử dụng thuận tiện và bảo mật hơn rất nhiều lần.
Dưới đây Asmart gởi đến bạn đọc “tất tần tật “về thông tin cảm biến vân tay hãy thử đọc qua nhé.
Lịch sử ra đời cảm biến vân tay
Có thể nói là chiếc điện thoại Android đầu tiên được tích hợp cảm biến vân tay vào năm 2011 là Motorola Mobility Atrix 4G. Tuy nhiên, tại thời điểm đó công nghệ này vẫn chưa gây được sự chú ý của tiêu người dùng.
Cho đến khi “ông lớn” Apple tham gia vào và trang bị tính năng cảm biến vân tay đầu tiên (Touch ID) cho đời iPhone 5S. Tiếp theo sau đó là iPhone 6, iPhone 6 Plus, iPad Mini 3, iPad Air 2 và cho tới bây giờ là iPhone 7, iPhone 7 Plus, iPhone 8 và iPhone 8 Plus, iPhone 10, 10 plus, iPhone 11,…
Lúc ban đầu, Samsung cũng nhanh nhạy không kém khi trên cả hai “đứa con” chủ lực của hãng là Galaxy S5 và Galaxy Note 4 cũng đã có tính năng này.
Cho đến hiện tại thì từ dòng giá rẻ cho đến cao cấp của Samsung đều được trang bị cảm biến vân tay này.
Cảm biến vân tay là gì?
Đúng với tên gọi của nó, cảm biến vân tay sẽ quét (scan) vân tay của bạn và so sánh với một hình ảnh quét vân tay đã được lưu lại từ trước đó trong máy.
Do mỗi người có một vân tay khác nhau nên hệ thống có thể nhận dạng người sử dụng một cách dễ dàng và an toàn. Tránh những trường hợp làm giả ngón tay tinh vi hiện nay.
Cảm biến vân tay hoạt động ra sao?
Công nghệ cảm biến nhận dạng vân tay hoạt động theo nguyên tắc: Khi đặt ngón tay lên trên một thiết bị đọc dấu vân tay, ngay lập tức thiết bị này sẽ quét hình ảnh ngón tay đó đưa và vào hệ thống.
Hệ thống sau khi xử lý dấu vân tay, chuyển sang dạng dữ liệu số rồi đối chiếu các đặc điểm của vân tay đó với dữ liệu đã được lưu trữ trong hệ thống.
Apple đã tích hợp công nghệ này trên nút Home của hãng gọi là công nghệ Touch ID, thay vì phải nhập mật khẩu để mở khoá máy hay ứng dụng thì giờ đây chỉ cần một cú chạm nhẹ là bạn đã có thể nhanh chóng làm điều đó.
Phím Home được thiết kế với mặt đá Sapphire vừa giúp bảo vệ, lại vừa là thấu kính hỗ trợ cảm biến “chụp” lại hình ảnh vân tay trên đầu ngón tay.
Ngoài ra, phần viền kim loại xung quanh phím Home không chỉ là một chi tiết để trang trí, mà còn là bộ phận cho phép nhận biết xem ngón tay người sử dụng đã đặt đúng vào vị trí để khởi động máy quét.
Với Touch ID, các dãy mật khẩu dài loằng ngoằng khó nhớ và dễ nhầm lẫn kể từ đây bị loại bỏ.
Hiện nay với công nghệ vân tay 1 chạm, hầu hết các máy từ nhiều thương hiệu khác nhau đều chỉ cần chạm 1 nhẹ là hệ thống có thể nhận diện vân tay của bạn và mở máy nhanh chóng.
Có những loại Cảm biến vân tay nào?
Cảm biến điện dung
Được đặt phía bên dưới màn hình cảm ứng của smartphone . Một lưới điện cực được sử dụng để phủ lên màn hình và có một dòng điện nhỏ được chạy trong đó.
Khi ngón tay của người sử dụng tới gần điện cực, điện dung trong lưới thay đổi và hệ thống có thể đo đạc cũng như tính toán được vị trí và cách thức mà người sử dụng tác động tới màn hình để đưa ra xử lý.
Cảm biến điện dung sử dụng tụ điện để tái tạo mẫu, ghi nhớ toàn bộ chi tiết trên vân tay.
Cảm biến quang học
Hoạt động bằng cách sử dụng ánh sáng để chụp lại ngón tay và xác thực. Cụ thể, phía dưới tấm nền smartphone sẽ có một vùng hoạt động, ở đó có nguồn sáng tự kích hoạt nếu đưa ngón tay vào.
Sau khi chạm, một cảm biến hoặc camera nằm phía dưới sẽ ghi lại hình ảnh ngón tay. Ở lần đầu tiên cài đặt, vân tay sẽ được ghi lại và lưu vào cơ sở dữ liệu. Những lần tiếp theo, khi bạn chạm ngón tay vào vùng hoạt động, cảm biến sẽ tiếp tục chụp và đối chiếu dấu vân tay với thông tin đã lưu trước đó.
Nếu vân tay trùng khớp với vân tay đã lưu trước đó, thiết bị sẽ mở khóa và ngược lại. Với cách này, việc mở khóa thiết bị diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên, độ bảo mật của nó không cao, bởi trên thực tế dấu vân tay được ghi lại ở dạng 2D và rất dễ bị “qua mặt”.
Cảm biến sóng siêu âm
Cuối dùng là cảm biết sóng siêu âm. Như tên gọi, cảm biến sử dụng sóng siêu âm phát ra để ghi nhận dấu vân tay thay vì cần đến nguồn sáng. Cảm biến siêu âm sử dụng sóng âm tần số cao.
Các hoạt động của nó là: khi ta đặt ngón tay vào để quét, sóng này sẽ tự phát ra, tương tác với da ngón tay và vân tay rồi bật ngược trở lại. Một hệ thống khác ghi nhận và tạo ra một biểu đồ 3D về ngón tay này, sau đó lưu vào cơ sở dữ liệu.
Khi mở máy, hệ thống sẽ ghi nhận dấu vân tay mới và đối chiếu với dữ liệu có sẵn. Không giống như cảm biến quang học, cơ chế hoạt động của cảm biến siêu âm cho phép ghi nhận dấu vân tay cả trường hợp ngón tay bị ướt, bẩn. Độ bảo mật của nó cũng cao hơn cảm biến quang học nhờ vào cách thức xác thực 3D thay vì 2D.
Ưu và nhược điểm của công nghệ cảm biến vân tay
Ưu điểm:
- Tính xác thực cao vì vân tay mỗi người là duy nhất.
- Mở khoá thiết bị hoặc ứng dụng chỉ với một cú chạm hoặc vuốt nhẹ.
- Yên tâm bởi hệ thống sẽ cho nhận dạng nhiều ngón tay khác nhau. Công nghệ cảm biến điện dung sẽ đảm bảo việc ảnh vân tay phải được chụp từ một ngón tay không bị cắt rời. Do đó chế độ bảo mật rất cao.
Nhược điểm:
- Cảm biến vân tay dưới màn hình giúp trải nghiệm smartphone thuận tiện và thú vị hơn. Tuy nhiên, nó được đánh giá là có tốc độ chưa nhanh như cảm biến truyền thống.
- Tất cả các cảm biến vân tay dưới màn hình đều chỉ có thể được tích hợp trên tấm nền OLED. Do đó, chi phí sản xuất của những smartphone dùng chúng cũng tăng lên.
- Việc dùng cảm biến mới cũng tác động tới người dùng, khi họ buộc phải dùng tấm dán màn hình chuyên dụng vốn đắt tiền hơn, hoặc phải dùng miếng dán thông thường nhưng phải khoét một lỗ ở vùng nhận diện. Điều này khiến mất đi thẩm mỹ của máy.
Các dòng sản phẩm tích hợp công nghệ cảm biến vân tay
Công nghệ cảm biến vân tay ở thời điểm hiện tại đã trở thành một tiêu chí cho các dòng sản phẩm trung cấp và cao cấp bởi tính tiện dụng của nó. Một số hãng lớn đang sử dụng cảm biến vân tay lên các sản phẩm hiện nay như: iPhone, Samsung, OPPO, Nokia,…