Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của mưa lớn, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và Kon Tum có nguy cơ lũ quét và sạt lở.
Theo thông tin dự báo từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong 24 giờ qua (từ 14 giờ ngày 18/9 đến 14 giờ ngày 19/9), khu vực các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và Kon Tum đã có mưa to đến rất to như: Cửa Đạt 83mm (Thanh Hóa);
Thủy Điện Hủa Na 62,4mm (Nghệ An); Hồ Mạc Khê 162mm (Hà Tĩnh); Mai Hóa 193mm (Quảng Bình); Đập thủy điện La Tó 321mm (Quảng Trị); Hương Phú 330,6mm (Thừa Thiên Huế); Hòa Bắc 155mm (TP. Đà Nẵng); Trà My 264mm (Quảng Nam); Trà Thanh 206mm (Quảng Ngãi);
Mường Hoong1 122mm... Độ ẩm đất một số khu vực thuộc các tỉnh trên đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa.
Trong 3 - 6 giờ tới, khu vực các tỉnh trên tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến như sau: Khu vực Thanh Hoá, Nghệ An, phía bắc Thừa Thiên Huế mưa phổ biến từ 30-60mm, có nơi trên 100mm;
Khu vực Hà Tĩnh đến Quảng Trị mưa phổ biến từ 50-120mm, có nơi trên 150mm; tỉnh Kon Tum mưa phổ biến 10 - 40mm, có nơi trên 50mm. Trong 6 giờ tới, nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều huyện
Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia. |
Đặc biệt, cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, riêng TP.Đà Nẵng: Cấp 1 và Thừa Thiên Huế: Cấp 2.
Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia. |
Tính đến 15h ngày 19/9, bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 15 - 20km/h. Vị trí tâm bão khoảng 16.8 độ Vĩ Bắc; 106.8 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị. Sức gió mạnh nhất đạt cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9.
Dự báo từ chiều 19/9 - 20/9, mưa lớn tập trung ở khu vực Thanh Hóa đến Quảng Trị, phổ biến từ 100 - 250mm, cục bộ có nơi trên 400mm. Đề phòng mưa cường suất lớn (>100mm/6 giờ) ở khu vực từ Hà Tĩnh - Quảng Trị trong chiều và đêm nay (19/9). Mưa lớn dẫn đến tình trạng ngập lụt cho các khu vực đô thị, nơi tập trung đông dân cư do nước không kịp thoát.