Ký túc xá là cụm từ rất quen thuộc với sinh viên Việt Nam. Mô hình nhà ở này mang lại nhiều sự tiện nghi, an toàn và đặc biệt chi phí thấp hơn nhiều so với ở trọ, ở ghép hay thuê nhà nguyên căn. Thế nhưng, trước khi quyết định, nhiều sinh viên quan ngại liệu ở ký túc xá có được đi làm thêm không và có những quy định ràng buộc như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề trên.
Ký túc xá được hiểu là một hệ thống tòa nhà, khu tập thể được xây dựng chủ yếu cho sinh viên, giáo viên, giảng viên có nhu cầu công tác lưu trú, tá túc gần trường học. Ký túc xá có mô hình thiết kế giường tầng với số lượng 4 - 8 người/ phòng. Đa số mô hình này đều được trang bị đầy đủ các tiện ích cần thiết trong khu vực như: căn tin, cửa hàng tạp hóa, quán ăn, khu vui chơi công cộng, tập thể dục, …
Nếu như trước đây, ký túc xá thường xuất hiện trong các khuôn viên trường học để tạo điều kiện thuận lợi học sinh, sinh viên, giảng viên đến trường. Hiện nay, nhu cầu ở ký túc ngày càng tăng cao, kéo theo đó, mô hình ký túc xá tư nhân cũng mọc lên để đáp ứng nhu cầu phân khúc này. Chính vì vậy, không chỉ sinh viên các trường đại học, cao đẳng có hệ thống ký túc xá mới được ở trong hệ thống này. Mà bất kỳ ai cũng có thể đăng ký kí túc xá tư nhân để tiết kiệm chi phí ở của mình.
Ký túc xá là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều bạn sinh viên mới nhập học. Và đây cũng là hình thức nhà ở khiến các bậc phụ huynh yên tâm nhờ vào những tiện ích, an ninh mà nó mang lại. Bên cạnh đó, nhiều sinh viên đánh giá rằng thời gian ở ký túc xá mang lại nhiều kỷ niệm và trải nghiệm tuyệt vời.
Trung bình một phòng ký túc xá dao động 4 - 8 người và được ban quản lý sắp xếp một cách ngẫu nhiên. Do đó, khi vào ở, chắc chắn không ai quen biết ai, và mỗi người sẽ có tính cách, chuyên ngành, quê quán khác nhau. Thế nhưng, ưu điểm ở đây là bạn sẽ được gặp bạn cùng phòng mà không cần tốn thời gian tìm người ở cùng với mình, dễ dàng kết bạn và bày ra hàng tá trò đùa nghịch ngợm khi sinh hoạt tập thể.
Tạm gác vấn đề ở ký túc xá có được đi làm thêm không, thì an ninh là yếu tố được rất nhiều quan tâm. Ký túc xá thường có quy mô rộng, điển hình như các khu ký túc xá Đại học Quốc gia với hơn 10.000 phòng ở. Với quy mô này, ban quản lý buộc phải có hệ thống an ninh thật tốt. Đây cũng là lý do khiến sinh viên và phụ huynh cực kỳ yên tâm. Không những thế, sinh viên ra vào ký túc xá cần có thẻ riêng, cần có sự xin phép khi có người đến chơi kể cả là người thân. Đặc biệt, hầu hết ký túc xá đều có giờ giới nghiêm và quy định sinh viên có mặt tại phòng đúng giờ vào buổi tối.
Ký túc xá thường được xây dựng gần các khu trường đại học, cao đẳng để thuận tiện cho sinh viên đến trường. Dù là ký túc xá tư nhân hay hệ thống nhà nước, thì hầu hết mô hình này đều được trang bị tiện ích rất tốt. Điển hình Ký túc xá Đại học Quốc gia TP. HCM với quy mô rộng lớn. Bên trong tích hợp quán ăn, quán nước, cửa hàng tạp hóa, trạm y tế, bảo vệ, khu vui chơi, thể thao, nghỉ ngơi, khu tục học, …
Đối với các ký túc xá tư nhân, dù không được trang bị đầy đủ tiện ích như trên, nhưng các khu này thường được xây dựng gần trung tâm ăn uống, của hàng tiện lợi, bệnh viện. Có thể nói, ký túc xá là một xã hội thu nhỏ và sinh viên hoàn toàn có thể tìm thấy điều mình cần trong đó.
Theo như trước đây, ký túc xá thường có mô hình liên kết với trường học, do đó nội quy bắt buộc tất cả mọi người đều phải tuân theo. Nhưng, với nhu cầu ngày càng mở rộng của sinh viên, các quy định về giờ giấc đã được lược bỏ trong bảng nội quy đối với các mô hình ký túc xá tư nhân. Cụ thể, việc ở ký túc xá có được đi làm thêm không còn tùy thuộc và hệ thống ký túc xá nơi bạn đăng ký ở:
Như được chia sẻ ở trên, ở ký túc xá nhà trường, sinh viên sẽ không được thoải mái về mặt giờ giấc. Điều này đồng nghĩa bạn có thể ra khỏi ký túc xá sớm, nhưng không được vào ký túc xá sau giờ quy định đóng cửa. Trong mọi trường hợp, bảo vệ sẽ không nhận nhượng. Và đây là quy định mà bạn sẽ được phổ cập trước khi bước vào cuộc sống ký túc xá và cam kết thực hiện đúng với nội dung ban hành trước đó.
Do đó, vấn đề làm thêm của sinh viên cũng khiến nhiều bạn quan ngại. Phần lớn sinh viên dành thời gian ngày để chuyên tâm học hành và đăng ký ca làm thêm vào buổi tối. Trong khi đó, hầu hết các công việc như: làm việc tại quán cà phê, quán ăn, cửa hàng tiện lợi, bán hàng tại shop quần áo, … có ca tối thường kết thúc sau 10 giờ hoặc hơn. Chính điều này ngăn cản nhiều bạn từ bỏ công việc làm thêm của mình.
Thế nhưng, nếu điều kiện giờ giấc tại ký túc xá không cho phép bạn về trễ, tại sao chúng ta không lựa chọn các công việc linh động thời gian trước 10 tối mỗi ngày. Thực tế vẫn có rất nhiều bạn sinh viên đi làm thêm dù đang ở ký túc xá. Các công việc không đòi hỏi giờ làm khuya như: gia sư, lựa chọn ca làm việc đến 8h tối, chạy bàn tiệc, … Những công việc này vừa mang lại thu nhập ổn định, cũng vừa không bị gò bó về thời gian.
Mọi chuyện có vẻ sẽ dễ dàng hơn nếu bạn ở ký túc xá tư nhân. Thường ký túc xá tư nhân có giờ giấc tự do và sinh viên có thể ra vào bất cứ lúc nào nếu có thẻ. Vậy nên, công việc làm thêm cũng thuận lợi. Đối với sinh viên ở ký túc xá tư nhân, bạn có thể làm bất kỳ ca làm việc nào mà mình thấy phù hợp. Và câu trả lời ở ký túc xá có được đi làm thêm không luôn luôn là “CÓ”.
Tuy nhiên, thực tế nhiều bậc phụ huynh lại không yên tâm cho con/em mình đăng ký ở những nơi có giờ giấc tự do. Bởi chính sự dễ dàng này, nhiều sinh viên đã tạo cho mình các thói quen không tốt, về khuya, ngủ lan hoặc thậm chí làm việc quá sức, ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập.
Vậy nên, nếu ở ký túc xá tư nhân, đồng nghĩa với việc bạn sẽ dễ dàng hơn trong tất cả mọi việc, từ việc đi làm, cho đến việc theo đuổi các hoạt động giải trí. Và bản thân cũng sẽ dễ dàng sa ngã nếu không ai kèm cặp. Đây là một lưu ý rất quan trọng đối với sinh viên. Nhất là những sinh viên năm nhất, năm 2 đang mong muốn mình được bay nhảy, tự do trong cuộc sống.
Vấn đề đi làm thêm của sinh viên hiện nay rất phổ biến và đây là mong muốn của hầu hết sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Một sự thật hiển nhiên rằng không ai có quyền ngăn cấm sinh viên không được đi làm thêm, và ban quản lý ký túc xá cũng vậy. Nếu muốn, sinh viên được quyền thoải mái đi làm thêm. Nhưng hãy nhớ rằng, quy định là quy định, và một khi bạn đã đăng ký ở ký túc xá, bạn phải hoàn toàn tuân theo quy định.
Thế nhưng, mọi quy định của ký túc xá đều nhằm mục đích bảo vệ sự an toàn của sinh viên. Do đó, nếu muốn đi làm thêm, hãy cố gắng lựa chọn các công việc phù hợp với thời gian sinh hoạt của bạn, những công việc không yêu cầu phải dậy thật sớm và về thật khuya.
Và đặc biệt, dù ở ký túc xá tư nhân với giờ giấc tự do, hãy rèn cho mình nếp sống tuân thủ, không qua đêm, không về khuya, nhất là đối với các bạn nữ.
Trên đây là những chia sẻ về ở ký túc xá có được đi làm thêm không. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã có câu trả lời rõ ràng cho mình cũng như nắm đúng ý mà bài viết muốn truyền tải. Nếu đã đăng ký ở ký túc xá, chúc bạn tìm được một công việc làm thêm đúng với ý của mình.
Link nội dung: http://thoitiet360.org/index.php/o-ky-tuc-xa-co-duoc-di-lam-them-khong-a7770.html