Ngành nuôi trồng thủy sản học gì? Cơ hội việc làm lương cao

Ngành nuôi trồng thủy sản học gì? Cơ hội việc làm lương cao

Đã 35 năm kể từ khi nền kinh tế đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, đời sống nhân dân cải thiện đáng kể,Việt Nam từng bước thu về nhiều thành tựu quan trọng quan trọng trên nhiều lĩnh vực đặc biệt về khoa học công nghệ. Nhưng điều đó không làm chúng ta quên đi nhiệm vụ kinh tế phát huy những thế mạnh nông nghiệp của mình. Vị trí quốc gia hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo là minh cho điều đó. Nhưng nền văn minh nông nghiệp của nước ta không chỉ có gạo mà bao gồm cả nuôi trồng thủy hải sản. Vậy bạn hiểu nuôi trồng thủy hải sản là gì và cơ hội việc làm của ngành này hiện nay như thế nào?

Nếu bạn có tuổi thơ gắn liền với sông suối, ao hồ, biển cả thì có lẽ rằng câu hỏi nuôi trồng thủy hải sản là gì không còn khó trả lời với bạn nữa. Và vì thế, khái niệm thủy hải sản hay nuôi trồng thủy hải sản là gì sau đây sẽ được dành cho những ai chưa có cơ hội được trải nghiệm cuộc sống đó hay đang muốn tìm hiểu về một ngành từng làm nên cho nước ta nền văn minh nông nghiệp nổi tiếng. Trước hết, bạn cần hiểu thủy hải sản là gì trước đã. Thủy hải sản là tên gọi chung cho của những sản vật, nguồn sinh vật bao động thực vật: có nguồn gốc từ biển bao gồm các loài cá, tôm, cua, ốc… (Các loại cá, thân mềm và giáp xác) và các loại tảo và vi tảo… mang lại cho con người ở môi trường nước ngọt, nước mặn và nước lợ trong đó, với nhấn mạnh vào hải sản vì môi trường sinh thái rộng lớn để nói đến các sản phẩm động thực vật có nguồn gốc từ biển (môi trường nước mặn). Nuôi trồng thủy hải sản là gì được hiểu là quá trình đem những con giống thủy hải sản đã được chọn lọc bao gồm con giống tự nhiên hoặc nhân tạo thả vào môi trường nuôi như ao hồ nuôi hoặc các thiết bị nuôi như lồng bè... sau đó được tiến hành chăm sóc để thu về sản phẩm là nguồn thủy hải sản phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ của con người, con giống nhân tạo cho cơ sở nuôi trồng thủy hải sản hoặc cá mồi cho quá trình khai thác thủy hải sản và vỗ béo cá tự nhiên. Nuôi trồng thủy hải sản đối lập hoàn toàn với khai thác thủy hải sản vì toàn bộ quá trình này đều là nhân tạo

Thực trạng phát triển của ngành thủy hải sản và cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ngành thủy hải sản

Việt Nam là quốc gia có lượng xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới bên cạnh các cường quốc: Hàn Quốc hay Nhật Bản, cùng với sự đổi mới mạnh mẽ của nền khoa học kỹ thuật áp dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản đang là ngành chiếm vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Năm 2008, con số kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm thủy hải sản của Việt Nam đặc biệt là cá tra, cá ba sa... lên đến 1,8 tỷ USD và tăng đều theo từng năm. Tuy nhiên, ngược lại với nhu cầu bức thiết về tuyển dụng nguồn nhân lực hiện nay của ngành, số lượng sinh viên mặn mà với ngành truyền thống như nuôi trồng thủy hải sản giảm sâu vì sức hút của các ngành kỹ thuật khác đang là thực trạng dễ thấy. Theo các chuyên gia trong ngành, nuôi trồng thủy hải sản là ngành thừa việc làm, những thiếu nhân lực. Hiện tại, ngành đang cực kỳ khát nhân lực, số lượng kỹ sư nuôi trồng thủy hải sản chuyên đang được tuyển dụng tại nhiều doanh nghiệp, cơ sở theo thống kê của nhiều trang web tuyển dụng uy tín với mức lương giao động từ 7-12 triệu đồng tùy vào môi trường, vị trí nơi bạn công tác. Không như nhiều người nghĩ, môi trường làm việc khắc nghiệt như ngoài trời hay trên đồng trên biển của tân cử nhân ngành nuôi trồng thủy hải sản, thực tế bạn có thể lựa chọn đa dạng những cơ sở làm việc. Đây sẽ là cơ hội mới cho những bạn thật sự có niềm đam mê với thiên nhiên, với biển với tài nguyên Việt có cơ hội để tìm được vị trí việc làm hấp dẫn. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem theo đuổi ngành thủy hải sản sẽ làm những công việc gì nhé.

Theo đuổi ngành thủy hải sản ra làm gì? Việc làm ngành nuôi trồng thủy hải sản

Thường thì với những người chưa nắm rõ được nuôi trồng thủy hải sản là gì hay cơ hội việc làm của ngành ngày ra sao sẽ đơn thuần nghĩ rằng, nó đơn thuần chỉ dừng lại ở việc mua sinh vật thủy sinh về cho ăn và chờ ngày cá, tôm, cua, ốc lớn để thu về thành quả như phương thức truyền thống.Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền khoa học và công nghệ mạnh mẽ như hiện nay và nhu cầu ngày càng cao của xã hội, việc làm của ngành được đa dạng hóa. Nếu có đam mê theo đuổi ngành thủy hải sản hay trở thành kỹ sư thủy hải sản mà chưa biết công việc cụ thể sau khi ra trường làm gì thì một vài thông tin sau đây sẽ thực sự hữu ích với bạn.

- Nhân viên nuôi trồng thủy hải sản tại các cơ sở thủy hải sản

Đầu tiên, nếu yêu thiên nhiên và môi trường nước đặc biệt là từng gắn bó với công việc “đồng áng” trước đấy, bạn có thể đảm nhiệm vai trò là kỹ sư trong những cơ sở về nuôi trồng thủy hải sản, như tên gọi của nó, bạn sẽ trực tiếp tham gia và khâu nuôi trồng cá, tôm, cua ốc, theo dõi sự phát triển của chúng sau đó lập bảng báo cáo này lên chủ nuôi. Đây là công việc cơ bản nhất của nghề nuôi trồng, yêu cầu kinh nghiệm cao đồng thời tính thích nghi cao.

- Chuyên viên nghiên cứu về phòng chống bệnh thủy sinh và môi trường sống của thủy hải sản trong các viện, trung tâm nghiên cứu

Nuôi trồng thủy hải sản không chỉ dừng ở công việc tay chân mà liên quan nhiều đến chuyên môn như chẩn đoán bệnh học, các yếu tố về môi trường thủy sinh... do đó, nếu có thiện cảm hơn với môi trường làm việc tại phòng thí nghiệm, bạn có thể lựa chọn công việc nghiên cứu trong những cơ quan nhà nước như hội khuyến ngư hay các trung tâm, viên nuôi trồng thủy hải sản, liên quan đến ngành nuôi trồng thủy hải sản thích hợp với nền kinh tế hiện đại. Trở thành giảng viên trong một số trường đại học nổi tiếng về nông nghiệp hay một số cơ sở đào tạo nghề... sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho bạn.

- Tư vấn viên trong các doanh nghiệp chuyên về sản xuất

Với những kiến thức chuyên sâu và quá trình rèn luyện đặc biệt là có kinh nghiệm về nghiên cứu, làm việc trong các cơ sở sản xuất, công ty dịch vụ giống và thức ăn chăn nuôi hay chuyển giao công nghệ với vai trò là tư vấn viên là lựa chọn khác bạn có thể theo đuổi. Môi trường tự nhiên đang có nhiều thay đổi, các bệnh phát sinh cho các loài thủy sinh trong cả môi trường nuôi trồng và tự nhiên tăng theo cấp số nhân. Nhu cầu tư vấn về những giải pháp cho những vấn đề này của các cơ sở, doanh nghiệp mới bắt tay vào hoạt động là cực kỳ bức thiết.

- Kỹ sư nuôi trồng thủy hải sản

Hầu hết các trường đào tạo về ngành thủy hải sản, nên theo học đầy đủ chương trình tại trường đều sẽ nhận bằng kỹ sư sau khi kết thúc. Đây chính là một điều kiện để bạn “xuất ngoại” để học hỏi thêm kinh nghiệm cũng như nâng cao thêm nguồn thu nhập lẫn những cơ hội đãi ngộ hấp dẫn. Một trong những thị trường cần dồi dào nguồn nhân lực cho ngành nuôi trồng thủy hải sản đó là Nhật Bản. Là quốc đảo và nền văn hóa gắn liền với các sản phẩm có nguồn gốc từ biển như gỏi cá, sushi hay rong biển... nhân lực để nuôi trồng, theo dõi môi trường sống của thủy sinh để kịp thời điều chỉnh đồng thời theo dõi, phát hiện, chữa bệnh cho các thủy hải sản tại các cơ sở... là cơ hội việc làm tốt cho những bạn có đam mê theo đuổi nghề để kiếm thêm thu nhập tốt và kinh nghiệm và làm việc trong môi trường chuyên nghiệp. Mức lương khởi điểm của kỹ sư Nhật Bản nuôi trồng thủy hải sản dao động từ 18-38 man Nhật (Khoảng 37-52 triệu đồng). Điều kiện khác ngoài chuyên môn ngành nuôi trồng thủy hải sản, bằng kỹ sư, sức khỏe tốt là ngôn ngữ. Với nguyện vọng xuất ngoại kỹ sư nuôi trồng thủy sản qua Nhật bạn cần phải đảm bảo tiếng Nhật tối thiểu N4 cho mọi đơn hàng nhé.

Học nuôi trồng thủy sản ở đâu?

Với những cơ hội lớn cho ngành nuôi trồng thủy hải sản, những vị trí việc làm hấp dẫn, ngành thủy hải sản đang được đào tạo tại một số trường đại học chuyên về nông nghiệp như: Học viện Nông nghiệp Việt Nam ... ở số điểm xét tuyển từ: 15-21 điểm theo kết quả của kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia và cả xét tuyển học bạ. Một số tổ hợp môn bạn có thể lựa chọn để theo đuổi giấc mơ trở thành những kỹ sư nuôi trồng thủy hải sản, những chuyên viên làm việc nghiên cứu trong các viên nghiên cứu nguồn lực thủy hải sản bao gồm: A00 (Toán, Lý, Hóa), B00 (Toán, Hóa, Sinh), A16, A17 (Toán, khoa học xã hội, Hóa học), (Toán, Lý, khoa học xã hội)... Nuôi trồng thủy hải sản bên cạnh chuyên môn, cần ở bạn sự đam mê, kiên nhẫn và am hiểu về khoa học, kỹ thuật hiện đại áp dụng cho nông nghiệp. Bạn hãy chuẩn bị sẵn sàng tâm lý, phẩm chất cần thiết để trở thành của những đại diện của lớp nhân lực trẻ vun đắp cho ngành nuôi trồng thủy sản của nước nhà ngày một phát triển nhé. Hi vọng rằng, những thông tin trên đây, xoay quanh vấn đề nuôi trồng thủy hải sản là gì cũng như cơ hội của ngành nuôi trồng thủy hải sản hiện nay sẽ thực sự hữu ích với bạn. Chúc bạn sớm tìm được công việc ưng ý nhé.

Khoa Thủy sản

Link nội dung: http://thoitiet360.org/index.php/nganh-nuoi-trong-thuy-san-hoc-gi-co-hoi-viec-lam-luong-cao-a7791.html