Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ (hay cơ quan sinh dục nữ) là một hệ thống bao gồm các cơ quan với các chức năng khác nhau cấu thành hệ sinh dục trong một tổ chức phức tạp. Đối với nữ giới, cơ quan sinh dục nữ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tình dục và sinh sản ở nữ.
Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ cung cấp thông tin chi tiết về cấu tạo bộ phận sinh dục nữ 3D, mời bạn cùng theo dõi!
Cơ quan sinh dục nữ hay bộ phận sinh dục nữ (Female reproductive system) là hệ thống bao gồm nhiều cơ quan đảm nhiệm các chức năng sinh lý như: Tiểu tiện, quan hệ tình dục, tiếp nhận tinh trùng, thụ tinh, hình thành và phát triển phôi thai, nuôi dưỡng thai nhi và sinh sản.
Khác với cơ quan sinh dục nam, cơ quan sinh dục nữ được che phủ bởi lớp lông mu bên ngoài.
Bộ phận sinh dục của phụ nữ được chia làm hai bộ phận là cơ quan sinh dục nữ bên ngoài và cơ quan sinh dục nữ bên trong. Trong đó, mỗi bộ phận sẽ đảm nhận những chức năng khác nhau.
Gò mu (Mons pubis) là phần tích tụ mô mỡ dưới da và nằm nhô cao ở trên âm hộ, bao phủ xung quanh gò mu là môi lớn. Khi đến tuổi dậy thì, lông mu bắt đầu mọc và bao phủ phần mu, khu vực này còn được gọi là ngọn đồi vệ nữ.
Môi lớn (Labia majora/outer lips) là hai lớp da bao bọc bên ngoài và bảo vệ các cơ quan sinh dục còn lại. Môi lớn kéo dài từ phần gò mu và dài xuống vị trí trước cửa hậu môn. Đến tuổi dậy thì, môi lớn sẽ được bao phủ bởi lông mu và tại đây cũng chứa các tuyến mồ hôi dầu.
Vấn đề bệnh lý có thể xảy ra ở môi bé:
Trong cấu tạo âm đạo, lỗ âm đạo (Vaginal opening) là phần ống dài nối từ âm hộ vào sâu bên trong tử cung, có khả năng co giãn tốt để hỗ trợ cho việc quan hệ tình dục và quá trình sinh sản ở phụ nữ. Theo ngôn ngữ địa phương Việt Nam, lỗ âm đạo còn gọi là cửa mình.
Lỗ niệu đạo (Urethra) còn gọi là lỗ tiểu, nằm phía dưới cách âm vật khoảng 2cm. Chức năng của lỗ niệu đạo là dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể.
Màng trinh (Hymen) là một lớp mô niêm mạc mỏng bao quanh lỗ âm đạo và thuộc bộ phận sinh dục nữ. Màng trinh là “lá chắn” nằm sau môi lớn và môi bé; cách cửa âm đạo khoảng 1 - 2 cm và là ranh giới giữa âm đạo và âm hộ. Màng trinh có cấu tạo mềm mại và còn có khả năng co giãn hoặc gấp nếp.
Các loại màng trinh
Âm đạo (Vagina) là phần mô cơ và ống của cơ quan sinh dục nữ. Âm đạo kéo dài từ âm hộ đến cổ tử cung. Âm đạo là nơi để tiếp xúc trực tiếp với dương vật khi quan hệ tình dục. Bên cạnh đó, đây cũng là nơi để sinh sản và là đường dẫn máu kinh nguyệt ra bên ngoài.
Tử cung (Uterus) hay còn được gọi là dạ con, là một cơ quan thuộc cấu tạo bộ phận sinh dục nữ. Hình dạng của tử cung giống với quả lê đảo ngược. Tử cung nằm ở vị trí giữa bàng quang và trực tràng. Gồm có 2 ống dẫn trứng nối ra 2 buồng trứng.
Tử cung đảm nhiệm chức năng quan trọng như hỗ trợ quá trình lưu thông máu trong kỳ kinh nguyệt; là nơi cho phôi thai làm tổ và phát triển; cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng thai nhi.
Cổ tử cung (Cervix) là bộ phận nối giữa âm đạo và buồng trứng. Cổ tử cung thường dài từ 2 đến 3 cm. Hình dạng của cổ tử cung là hình trụ và sẽ thay đổi trong thai kỳ.
Cổ tử cung giúp ngăn chặn các loại vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng xâm nhập vào bên trong tử cung. Khi quan hệ tình dục, cổ tử cung tiết chất nhầy giúp việc quan hệ được trơn tru, tinh trùng dễ đi vào gặp trứng hơn.
Buồng trứng (Ovary) là phần mô nhỏ, hình bầu dục nằm trong hố buồng trứng và giữa hai bên tử cung. Mỗi người phụ nữ sẽ có hai buồng trứng. Khi đến tuổi dậy thì, buồng trứng có chức năng tiết ra hormone nữ Estrogen và Progesteron.
Bên cạnh đó, buồng trứng còn có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự rụng trứng, đảm bảo chu kỳ kinh nguyệt và là cơ quan sinh dục nữ quan trọng trong việc thụ thai.
Ống dẫn trứng (Fallopian tube) hay còn gọi là vòi trứng, là phần dài ra của tử cung, nằm bên trong hố chậu. Ống dẫn trứng có cấu tạo rỗng bên trong và dài từ 9 - 12cm, có chức năng tạo điều kiện cho tinh trùng di chuyển đến gặp trứng và xảy ra quá trình thụ thai.
Vì thế, nếu phụ nữ không còn nguyện vọng sinh con, họ sẽ chọn thắt ống dẫn trứng để ngừa thai vĩnh viễn.
Điểm G của phụ nữ (G-spot) là điểm nằm bên trong âm đạo. Đây là nơi nhạy cảm khi có sự kích thích tình dục và có thể giúp phụ nữ đạt cực khoái. Khi điểm G được thích kích, phụ nữ sẽ cảm nhận được sự sung sướng và thậm chí là dẫn đến xuất tinh.
Điểm G của phụ nữ rộng khoảng từ 3-5 cm, nằm phía sau xương mu, gần cơ thắt vòng bàng quang và niệu đạo. Tuy nhiên, điểm G ở mỗi phụ nữ sẽ khác nhau về kích thước; cũng như có thể nằm lệch vị trí một chút.
Trong cấu tạo bộ phận sinh dục nữ, mỗi cơ quan sinh dục nữ sẽ đảm nhận các nhiệm vụ khác nhau để vận hành chức năng sinh lý, quan hệ tình dục, thụ thai, nuôi dưỡng thai nhi và sinh đẻ ở phụ nữ.
Bạn có thể nhớ toàn bộ các chức năng của cơ quan sinh dục nữ theo cách sau:
Trường hợp quá trình thụ tinh không diễn ra, trứng sẽ được đào thải ra bên ngoài theo các chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Khi phụ nữ lớn tuổi, cơ quan sinh dục nữ cũng sẽ thay đổi hình dáng; đồng thời giảm dần khả năng sản xuất hormone estrogen và progesterone đến khi phụ nữ mất hẳn chu kỳ kinh nguyệt còn gọi là mãn kinh.
Để hạn chế gặp những vấn đề liên quan đến vùng kín của mình, bạn có thể cần lưu ý một số điều sau để giữ sức khỏe cho vùng kín của mình.
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ hơn cấu tạo cơ quan sinh dục nữ 3D bao gồm những bộ phận nào; hình ảnh giải phẫu chi tiết từng cơ quan trong cấu tạo bộ phận sinh dục nữ… để chủ động hơn trong cách chăm sóc sức khỏe của chính mình.
[embed-health-tool-ovulation]
Link nội dung: http://thoitiet360.org/index.php/hinh-anh-giai-phau-cau-tao-bo-phan-sinh-duc-nu-3d-a8578.html