Khoai tây để quá lâu hoặc không được bảo quản đúng cách sẽ dẫn đến mọc mầm. Ăn phải khoai tây mọc mầm có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm độc hoặc ngộ độc thực phẩm. Chúng ta nên làm thế nào để xử lý khoai tây mọc mầm và bảo quản khoai tây không mọc mầm đến khi sử dụng?
Theo nghiên cứu trong khoai tây có chứa 2 hợp chất glycoalkaloid được tìm thấy trong cà tím hoặc cà chua. Chỉ cần cung cấp một lượng nhỏ cho cơ thể, hợp chất này có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chúng có đặc tính như kháng sinh giúp điều chỉnh đường huyết và cholesterol. Tuy nhiên hợp chất này nếu dư thừa sẽ trở nên độc hại.
Khi khoai tây mọc mầm, hàm lượng glycoalkaloid sẽ tăng cao. Do vậy đó là lý do khiến xuất hiện độc tố gây nguy hại cho sức khỏe. Thông thường sau khi ăn vài giờ bạn sẽ xuất hiện biểu hiện, tuy nhiên một số trường hợp được phát hiện sau 24 giờ.
Nếu chỉ bị dư thừa glycoalkaloid ở mức thấp bạn sẽ buồn nôn, tiêu chảy và đau bụng. Khi lượng glycoalkaloid cơ thể nhận quá cao có thể dẫn đến hạ huyết áp, rối loạn mạch đập, sốt, nhức đầu, lú lẫn. Một số trường hợp nặng và nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.
Một lưu ý khác cần được quan tâm đó là với phụ nữ mang thai. Nếu ăn phải khoai tây mọc mầm sẽ tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Do vậy bạn cần chú ý và tránh sử dụng khoai tây mọc mầm để bảo vệ sức khỏe.
Glycoalkaloid là chất tập trung nhiều tại lá, hoa và mầm của khoai tây. Ngoài biểu hiện mọc mầm, bạn có thể gặp vấn đề như đốm xanh, đốm đen..... hoặc khi ăn có mùi vị khác lạ. Tất cả những vấn đề bất thường khi sử dụng đề là nguyên nhân làm cho nồng độ glycoalkaloid trong khoai tây tăng cao.
Một số quan niệm cho răng loại bỏ vị trí bị hỏng hay đã mọc mầm sẽ giảm nguy cơ nhiễm độc cho người sử dụng. Hơn nữa nếu bạn ăn khoai tây đã bỏ vỏ sẽ giảm đi một lượng glycoalkaloid nạp vào cơ thể. Chất này gần như không chịu ảnh hưởng khi bạn sử dụng lò vi sóng hay chế biến ở nhiệt độ cao.
Tuy nhiên dựa trên các nghiên cứu, vẫn chưa thực sự có giải pháp tối ưu cho vấn đề loại bỏ độc tố trong khoai tây mọc mầm. Vì vậy bạn vẫn nên chú ý hạn chế sử dụng khoai tây đã mọc mầm đề an toàn cho sức khỏe. Cũng vì thế mà các tổ chức y tế luôn khuyến cáo bạn bỏ những củ khoai đã mọc mầm hoặc chuyển màu xanh để đảm bảo an toàn.
Chúng ta thường không cẩn thận khi bảo quản nên dễ dẫn đến tình trạng khoai tây mọc mầm. Một phần lớn nguyên nhân là do thói quen tích trữ quá nhiều trong thời gian dài. Nếu bạn để khoai tây trong khí hậu môi trường khả năng mọc mầm sẽ tăng cao.
Ngoài ra khi phát hiện khoai bị hư hỏng bạn nên để riêng chúng với phần chưa bị ảnh hưởng. Những củ khoai vẫn còn nguyên bạn cần để nơi khô ráo thoáng mát. Hãy đảm bảo vị trí để không ẩm ướt hay quá nóng sẽ hạn chế phần nào khoai tây mọc mầm.
Có một số mẹo cho thấy rằng không nên để chung hành tây với khoai tây. Do chúng đều có khả năng mọc mầm nhanh như nhau do đó nếu xếp gần nhau sẽ tương tác và dẫn đến quá trình mọc mầm diễn ra nhanh hơn. Tuy đây là một mẹo chưa được chứng minh nhưng bạn có thể áp dụng để hạn chế nguy cơ khoai tây mọc mầm.
Ăn phải khoai tây mọc mầm sẽ khiến cơ thể dung nạp quá nhiều glycoalkaloid. Đây là chất ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của chính bản thân bạn đồng thời có thể gây nên vấn đề cho hệ thần kinh. Mặc dù glycoalkaloid có thể được giảm đi khi bỏ vỏ của khoai tây nhưng vẫn chưa thống kê được chính xác mức độ nguy hiểm giảm như thế nào sau khi bỏ vỏ.
Trên đây là một số lưu ý khi sử dụng khoai tây mọc mầm. Tuy rằng có thể phần nào khắc phục cũng như hạn chế chất gây độc nhưng bạn vẫn không nên ăn khoai tây mọc mầm. Đặc biệt với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ cần tránh xa. Nếu bạn không may ăn phải khoai tây mọc mầm hãy theo dõi cơ thể và đến cơ sở y tế gần nhất khi có triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: healthline.com
Link nội dung: http://thoitiet360.org/index.php/an-khoai-tay-nay-mam-co-an-toan-khong-a9019.html