Lựa chọn, kết hợp màu sắccơ bản có ảnh hưởng rất lớn tới sự thành bại của một sản phẩm thiết kế. Việc hiểu được ý nghĩa của 12 màu sắc cơ bản, nắm được các nguyên tắc phối màu, không chỉ hỗ trợ tạo hình thức bắt mắt còn giúp sản phẩm thể hiện thông điệp rõ ràng, cụ thể hơn.
Ý nghĩa của 12 màu sắc cơ bản
12 màu sắc cơ bản là 12 ý nghĩa rất riêng.
- Màu đỏ: Màu gắn liền với lửa, sự mãnh liệt, nguy hiểm, đây cũng là biểu tượng của tình yêu và sự may mắn.
- Màu vàng: Màu hạnh phúc, màu ánh nắng mặt trời và sự ấm áp.
- Màu cam: Màu của năng lượng, sức khoẻ và sự sống. Nó cùng là màu của sự chuyển giao, thay đổi của sự vật.
- Màu xanh lục: Màu biểu tượng cho sự khởi đầu, tươi mới và tăng trưởng, đem lại nhiều năng lượng, sức sống.
- Màu xanh lam: Màu mô tả nỗi buồn nhẹ nhàng, sự điềm tĩnh, trách nhiệm. Bên cạnh đó, màu xanh lam còn gắn với sự hoà bình.
- Màu hồng: Màu của sự nữ tính, nhẹ nhàng, lãng mạn, thể hiện sự mộng mơ, niềm tin vào cuộc sống.
- Màu hồng đậm: Không còn là hình ảnh điệu đà của hồng nhạt, hồng đậm mãnh liệt, trẻ trung, sôi động và tràn đầy sinh lực.
- Màu tím: Màu gắn liền với sự sáng tạo, đột phá. Trong thiết kế, màu tím sẫm mang cảm giác giàu có, còn tím nhạt lại là sự lãng mạn.
- Màu nâu: Màu của đất, gỗ, đá, đem tới sự ấm áp cho bản thiết kế. Ngoài ra, màu nâu còn thể hiện sự đáng tin cậy và kiên định.
- Màu xám: Màu của sự trang trọng, bảo thủ, đôi khi lại thể hiện tâm trạng buồn bã, chán nản
- Màu trắng: Màu gắn liền với sự tinh khiết, tốt lành. Trong thiết kế, nó giúp truyền tải sự đơn giản, tinh tế và sạch sẽ.
- Màu đen: Màu của quyền lực, sang trọng và hiện đại. Nhưng nếu xét về mặt tiêu cực, màu đen là cái ác, sự chết chóc.
Các nguyên tắc phối màu cơ bản trong thiết kế
Từ 12 màu sắc cơ bản ấy đã phát triển ra rất nhiều màu khác nhau. Nên nếu không nắm được nguyên tắc phối màu sẽ gây khó khăn trong quá trình thiết kế. Dưới đây, INDD xin chia sẻ những nguyên tắc phối màu cơ bản mà một designer cần biết:
Phối màu không sắc
Phối màu không sắc chỉ sử dụng 3 tone màu: trắng, đen và xám, không dùng thêm bất cứ một màu sắc nổi bật khác trong bảng màu. Cách phối màu như vậy tạo ra phong cách đơn giản mà vẫn toát lên được sự sang trọng và lịch sự.
Phối màu đơn sắc
Đúng như tên gọi, đây là phương pháp sử dụng 1 màu làm cơ sở. Bạn có thể sử dụng các màu tint, shade, tone khác của màu đó. Do không quá cầu kỳ và phức tạp nên kiểu phối màu này rất dễ chịu với người nhìn. Nhưng cũng chính sự đơn giản đó đôi khi lại có phần đơn điệu, khó tạo điểm nhấn.
Phối màu tương đồng
Thay vì chỉ sử dụng 1 màu đơn sắc, phối màu tương đồng sử dụng 2 - 3 màu liền kề nhau trên bánh xe màu sắc. Theo ý kiến của các chuyên gia, bạn nên lấy 1 màu làm chủ đạo, nhấn nhá các chi tiết quan trọng bằng màu thứ 2 và dùng màu thứ 3 cho các chi tiết phụ.
Phối màu tương phản
Đây là cách kết hợp 2 màu sắc đối lập, tương phản nhau để tạo nên sự độc đáo, bắt mắt. Bởi 2 màu sắc đối lập khi kết hợp, màu này sẽ làm nổi bật cho màu kia và ngược lại.
Mong rằng với những điều chia sẻ phía trên, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về ý nghĩa của 12 màu sắc cơ bản cũng như các phương pháp phối màu cơ bản. Ngoài ra, nếu bạn đang gặp khó khăn trong khâu thiết kế, muốn tìm đơn vị thiết kế, in ấn để phát triển thương hiệu, sản phẩm của mình thì bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi. INDD sẽ nỗ lực hết mình để tạo ra giải pháp tốt nhất cho bạn.
Tham khảo thêm về cách sử dụng màu sắc TẠI ĐÂY
Thông tin liên hệ
- Hotline: 024.625.38.388
- Zalo: 0932.956.589
- Email: [email protected]
- Website: https://indd.vn/
- Địa chỉ: Số 15, Ngõ 29, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Like us on Facebook or Instagram